Vào năm 1958, khi Chế Linh 16 tuổi, một sự kiện xảy ra đã làm thay đổi cuộc đời của chàng thiếu niên người Chàm này. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ra lệnh ngăn cấm dạy học bằng tiếng Chàm trong các làng Chàm, một ngôn ngữ được tôntrọng và được coi như là ngôn ngữ thứ hai suốt từ thời Hoàng Bảo Ðại.
Sự kỳ thị với dân tộc thiểu số này đã gây ra nhiều xung đột giữa người Chàm và Kinh và dẩn đến những cuộc gây cấn, đánh đập dã man giữa hai bên, nhất là khi người Chàm vào tỉnh thường hay bị chận đường đánh đập. Chế Linh cũng đã bị thương nhiều lần vì những xung đột này. Chính quyền Việt Nam lúc đó bỏ lơ và hoàn toàn không can thiệp đến những gây cấn này. Coi như đây là một chuyến vượt biên thứ nhất, Chế Linh bỏ xứ để vào Sài Gòn - một nơi hoàn toàn xa lạ, không thân nhân; trong lòng vẫn mang những ấm ức đối với chính quyền Ngô Ðình Diệm, và tình thương dân tộc.
May mắn, tại Sài Gòn, Chế Linh đã tìm được việc làm cho một chủ người Hoa rất tốt bụng – ông chủ này đã giúp đỡ Chế Linh đi học và trả lương rất hậu cho Chế Linh giúp việc trong nhà như nấu ăn và coi con cho ông ta.
Sau chín tháng làm việc và dành giụm được một số tiền, Chế Linh quyết định vào trường Bồ Ðề rồi sau đó Nguyễn Công Trứ để theo học tiếp tục.
1960-1961: Lần đầu tiên đến với âm nhạc.
Ðoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa cần tuyển ca sĩ để theo đoàn đi hát trong các miệt làng xa tại Biên Hoà. Chế Linh tham dự và được giải Nam Ca Xuất Sắt Nh
....continued @ https://chelinh.com